Du học nghề là gì? Sự khác biệt giữa du học nghề và du học truyền thống

Du học nghề, hay còn được gọi là du học nghề nghiệp, là một hình thức du học khác với du học truyền thống. Trong du học nghề, người học không chỉ được đào tạo về lý thuyết mà còn được tập trung vào việc học thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cụ thể trong khoảng 2-3 năm.

Thay vì chỉ học tập trong nước, người du học nghề sẽ được tham gia vào các chương trình thực tập, thực hành tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của các quốc gia lớn trên thế giới.

Những quốc gia đang đẩy mạnh du học nghề hiện nay có thể kể đến Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Canada, Những quốc gia này có hệ thống đào tạo nghề rất phát triển, với sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Nhưng họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động do vậy họ đang tích cực thu hút lao động nước ngoài, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào tại Việt

Ưu điểm của du học nghề so với du học truyền thống

So với du học truyền thống, du học nghề có một số ưu điểm nổi bật:

– Tỷ lệ đậu visa cao, thời gian xử lý nhanh.

– Thủ tục đơn giản, chi phí tương đối thấp so với các chương trình du học truyền thống do được hỗ trợ từ các chương trình học bổng, đào tạo tại doanh nghiệp.

– Thời gian đào tạo ngắn hạn, khoảng từ 2-3 năm thay vì 4-5 năm như chương trình học đại học

– Định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Du học nghề giúp người học có được sự định hướng nghề nghiệp cụ thể ngay từ đầu, thay vì học tập theo lộ trình chung.

– Kỹ năng thực tiễn cao: Người du học nghề có cơ hội được thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế, do đó có kỹ năng thực tiễn tốt hơn so với du học truyền thống.

– Không bị cấm hay giới hạn giờ làm thêm như các chương trình du học truyền thống. Đặc biệt, mức lương làm thêm của du học sinh nghề vô cùng hợp lý.

Đối tượng có thể chọn du học nghề

Đối tượng có thể chọn du học nghề

Du học nghề là một con đường đầy hứa hẹn cho nhiều đối tượng( với độ tuổi trung bình từ 18-35 tuổi), không chỉ giới hạn ở học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông. Dưới đây là một số nhóm người đặc biệt phù hợp với hình thức du học này:

1. Học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông:

– Ưu điểm:

– Có thể bắt đầu sự nghiệp sớm hơn so với việc theo học đại học.

– Nhận được đào tạo thực hành chuyên sâu ngay từ đầu.

– Cơ hội việc làm cao ngay sau khi tốt nghiệp.

2. Sinh viên đã tốt nghiệp đại học:

– Ưu điểm:

– Nâng cao kỹ năng thực hành và chuyên môn.

– Thay đổi hướng đi nghề nghiệp.

– Cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia.

3. Người đi làm:

– Ưu điểm:

– Nâng cao trình độ chuyên môn.

– Cập nhật kiến thức mới.

– Cơ hội thăng tiến trong công việc.

du học nghề và du học nghề truyền thống

Điều kiện và chi phí du học nghề

Điều kiện du học nghề là gì?

Điều kiện du học nghề thường bao gồm:

– Có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

– Độ tuổi từ 18-35 (tùy theo quy định của mỗi quốc gia);

– Không có tiền án tiền sự;

– Có kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với chuyên ngành du học.

– Không có bệnh truyền nhiễm và không mắc các bệnh xã hội

– Có đủ điều kiện tài chính để theo học chương trình du học nghề;

– Đáp ứng yêu cầu về ngôn ngữ của nước sở tại (Phụ thuộc vào quy định của các quốc gia).

– Đáp ứng các yêu cầu khác của trường và chương trình du học.

Chi phí du học nghề như thế nào?

Chi phí du học nghề: Tổng quan từ A-Z

1. Học phí:

– Phí học tiếng Đức tại trung tâm uy tín

– Phí nhập học: Bao gồm phí đăng ký, phí xét hồ sơ.

– Phí học chính khóa: Phí cho các môn học trong chương trình đào tạo.

– Phí thực hành: Phí cho các buổi thực hành, thực tập.

– Phí thi: Phí cho các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ và thi tốt nghiệp.

2. Chi phí sinh hoạt:

– Nơi ở:

– Kí túc xá: Trường cung cấp, thường có chi phí thấp hơn.

– Thuê nhà:Tùy thuộc vào vị trí, diện tích và tiện nghi.

– Đi lại:

– Vé xe buýt, tàu điện: Phổ biến và tiết kiệm.

– Xe đạp, xe máy: Thuận tiện nhưng cần chi phí mua sắm và bảo dưỡng.

– Các chi phí khác:

– Sách vở, dụng cụ học tập:

– Bảo hiểm y tế: Bắt buộc tại nhiều quốc gia.

– Tiền tiêu vặt: Giải trí, mua sắm.

3. Chi phí xin visa:

– Phí làm hồ sơ: Bao gồm phí dịch thuật, công chứng.

– Phí xin visa: Phí nộp cho cơ quan lãnh sự.

– Khám sức khỏe: Bắt buộc tại nhiều quốc gia.

4. Vé máy bay: Chi phí đi lại một lần hoặc khứ hồi.

5. Chi phí ban đầu:

– Tiền đặt cọc: Đặt cọc cho chỗ ở, khóa học.

– Mua sắm đồ dùng cá nhân: Quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập.

Theo đó, tổng chi phí du học nghề Đức tại trung tâm uy tín thường chỉ dao động từ 7000 đến 10.000 Euro. Nếu quy đổi ra tiền Việt Nam, thì con số này sẽ tương ứng khoảng 175.000.000 đ đến 250.000.000 đ.

 

Ý kiến của bạn

    08 399 71 252
    icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
    chat-active-icon